CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN NGÀNH LUẬT

10524

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN NGÀNH LUẬT 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2362/QĐ-ĐHNT-QLKH ngày 30 tháng 12 năm 2014)

 

Tên chương trình:                Cử nhân Luật

Trình độ đào tạo:                 Đại học

Ngành đào tạo:                     Luật                              

Mã số:                                     52380101

Chuyên ngành:                      – Luật Thương mại quốc tế (International Trade Law)

                                                 – Luật kinh doanh quốc tế (International Business Law)

Loại hình đào tạo:                Chính quy tập trung

 

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của Chương trình là đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật thương mại quốc tế và Luật kinh doanh quốc tế, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có tư duy tổng hợp về pháp luật, sử dụng thông thạo tiếng Anh, có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động thương mại kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học…)

Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế và Luật Kinh doanh Quốc tế nhằm mục tiêu cụ thể sau:

1. Sinh viên ngành luật (chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế và Luật Kinh doanh quốc tế) sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về pháp luật và các kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh quốc tế.

Sinh viên chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về pháp luật quốc tế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, pháp luật về sở hữu trí tuệ, các vấn đề về bán phá giá, tự vệ thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế…

Sinh viên chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật về đầu tư, pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, đặc biệt là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế.

2. Cùng với các kiến thức nói trên, thông qua các phương pháp học tập đa dạng, sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm (như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian…) và các kỹ năng thực hành pháp luật cơ bản như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nói, viết và nghiên cứu pháp luật, kỹ năng phân tích án lệ, kỹ năng tư vấn, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại, kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, kinh doanh quốc tế… Ngoài ra, sinh viên ngành luật còn thành thạo kỹ năng tin học thông thường, thông thạo tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh pháp lý.

3. Sinh viên tốt nghiệp ngành luật tại trường Đại học Ngoại Thương có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề luật, có khả năng làm việc tại các môi trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao.

4. Sinh viên tốt nghiệp ngành luật tại ĐH Ngoại Thương có thể làm việc tại các cơ quan tư pháp của Nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát. Sinh viên có thể theo học tiếp để lấy chứng chỉ luật sư và hành nghề luật sư tại các văn phòng/công ty luật trong nước và nước ngoài. Sinh viên có khả năng làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước (các Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp), cơ quan nghiên cứu, giảng viên của các cơ sở đào tạo về lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế có thể đảm nhiệm vị trí chuyên gia pháp lý tại các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF…

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Với những kiến thức và kỹ năng nói trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có khả năng tiếp tục học tập nâng cao tại các trường đại học trong nước và ở nước ngoài, đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 136 tín chỉ, trong đó:

– Kiến thức giáo dục đại cương:                    43 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:            93 tín chỉ

Ghi chú:

– Chưa bao gồm khối lượng kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

–  Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất của cố vấn học tập theo chương trình chung được trình bày ở trên.

4. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, căn cứ theo Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Chương trình đào tạo thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 kỳ hoàn thành khóa luận hoặc thực tập tại cơ sở thực tế. Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Quy định đào tạo hệ đại học chính quy theo quy định của trường.

6. Thang điểm

Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi thành điểm chữ A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, căn cứ theo Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

7. Nội dung chương trình đào tạo

TT

Tên môn học

Mã môn học

Số TC

Phân bổ thời gian

Môn học tiên quyết

Số tiết trên lớp

Số giờ tự học, tự nghiên cứu (có hướng dẫn)

LT

BT, TL, TH

7.1

Khối kiến thức giáo dục đại cương

 

43

 

 

 

 

7.1.1

Lý luận chính trị

 

10

 

 

 

 

  1.  

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I

TRI102

2

20

10

20

Không

  1.  

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II

TRI103

3

30

15

30

TRI102

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TRI104

2

20

10

20

TRI103

TRI102

  1.  

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

TRI106

3

30

15

30

TRI103

TRI102

7.1.2

Khoa học xã hội- nhân văn, Nghệ thuật, Toán-Tin học

 

33

 

 

 

 

7.1.2.1

Các học phần bắt buộc

 

15

 

 

 

 

  1.  

Tin học đại cương

TIN202

3

30

15

30

Không

  1.  

Logic học, phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học

TRI201

3

30

15

30

Không

  1.  

Phát triển kỹ năng

PPH101

3

30

15

30

Không

  1.  

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

PPH104

2

20

10

20

TIN202

  1.  

Xã hội học đại cương

XHH101

2

20

10

20

Không

  1.  

Tâm lý học đại cương

TLH101

2

20

10

20

Không

7.1.2.2

Các học phần tự chọn

 

3

 

 

 

 

  1.  

Kinh tế vi mô

KTE201

3

30

15

30

Không

  1.  

Kinh tế vĩ mô

KTE203

3

30

15

30

Không

7.1.3

Ngoại ngữ (SV đạt chuẩn ngoại ngữ cho từng năm có thể lựa chọn miễn ngoại ngữ hoặc tích lũy tín chỉ bằng ngoại ngữ thứ hai)

 

15

 

 

 

 

  1.  

Ngoại ngữ 1

TAN131

3

30

60

0

Không

  1.  

Ngoại ngữ 2

TAN132

3

30

60

0

TAN131

  1.  

Ngoại ngữ 3

TAN231

3

30

60

0

TAN132

  1.  

Ngoại ngữ 4

TAN232

3

30

60

0

TAN231

  1.  

Ngoại ngữ 5

TAN331

3

30

60

0

TAN232

7.1.4

Giáo dục thể chất

 

 

 

 

 

 

  1.  

Giáo dục thể chất

 

 

 

150

 

 

7.1.5

Giáo dục quốc phòng, an ninh

 

 

 

 

 

 

  1.  

Giáo dục quốc phòng, an ninh

 

 

 

165

 

 

7.2

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

93

 

 

 

 

7.2.1

Kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành và ngành)

 

9

 

 

 

 

  1.  

Lý luận Nhà nước và pháp luật

PLU103

4

45

15

45

TRI102

  1.  

Luật Hiến pháp

PLU218

3

30

15

30

PLU103

  1.  

Luật học so sánh

PLU202

2

20

10

20

PLU103

PLU218

7.2.2

Khối kiến thức ngành

 

48

 

 

 

 

  1.  

Luật Hành chính

PLU204

3

30

15

30

PLU103 PLU218

  1.  

Luật Hình sự

PLU225

3

30

15

30

PLU103

  1.  

Luật Dân sự phần chung

PLU207

3

30

15

30

PLU103

  1.  

Luật Dân sự phần riêng

PLU208

2

20

10

20

PLU207

  1.  

Luật Tố tụng Dân sự

PLU216

2

20

10

20

PLU208 PLU209

  1.  

Luật tố tụng hình sự

PLU210

2

20

10

20

PLU225

  1.  

Luật hôn nhân và gia đình

PLU209

2

20

10

20

PLU207

  1.  

Luật Thương mại

PLU217

3

30

15

30

PLU207

  1.  

Luật Lao động

PLU223

3

30

15

30

PLU207

  1.  

Luật Đất đai và Môi trường

PLU428

3

30

15

30

PLU204

  1.  

Công pháp Quốc tế

PLU307

3

30

15

30

PLU218

  1.  

Tư pháp Quốc tế

PLU308

3

30

15

30

PLU208

  1.  

Pháp luật Tài chính – Ngân hàng

PLU302

3

30

15

30

PLU103

  1.  

Pháp luật về Cạnh tranh

PLU424

3

30

15

30

PLU217

  1.  

Pháp luật về Sở hữu trí tuệ

PLU426

3

30

15

30

PLU207

  1.  

Tiếng Anh pháp lý cơ bản

PLU311

2

20

10

20

TAN301

  1.  

Tiếng Anh pháp lý nâng cao

PLU312

2

20

10

20

PLU311

  1.  

Kỹ năng thực hành pháp luật

PLU313

3

15

30

15

PLU216

PLU210

7.2.3

Khối kiến thức chuyên ngành

 

15

 

 

 

 

7.2.3.1

Chuyên ngành PL TMQT

 

15

 

 

 

 

  1.  

Chính sách thương mại quốc tế

TMA301

3

30

15

30

KTE203

  1.  

Pháp luật quốc tế về Thương mại Hàng hóa

PLU454

2

20

10

20

TMA301

PLU307

PLU217

  1.  

Pháp luật quốc tế về Thương mại Dịch vụ

PLU453

2

20

10

20

TMA301

PLU307

PLU217

  1.  

Pháp luật về Đầu tư

PLU417

2

20

10

20

TMA301

PLU217

  1.  

Các biện pháp đảm bảo công bằng trong TMQT

PLU431

3

30

15

30

TMA301

PLU307

PLU217

  1.  

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

PLU409

3

30

15

30

TMA301

PLU307

PLU217

7.2.3.2

Chuyên ngành Pháp luật KDQT

 

15

 

 

 

 

  1.  

Giao dịch thương mại quốc tế

TMA302

3

30

15

30

KTE201

  1.  

Pháp luật Hợp đồng trong Kinh doanh quốc tế

PLU432

2

30

15

30

TMA302
PLU308

PLU217

  1.  

Pháp luật doanh nghiệp

PLU401

3

30

15

30

TMA302

PLU217

  1.  

Pháp luật về đầu tư

PLU417

2

30

15

30

TMA302

PLU217

  1.  

Pháp luật hàng hải

PLU433

2

20

10

20

TMA302

PLU308

PLU217

  1.  

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế

PLU409

3

30

15

30

TMA302

PLU308

PLU217

7.2.4

Khối kiến thức tự chọn chung

 

9

 

 

 

 

  1.  

Pháp luật thương mại quốc tế

PLU422

3

30

15

30

PLU305

  1.  

Pháp luật kinh doanh quốc tế

PLU410

3

30

15

30

PLU306

  1.  

Luật hợp đồng so sánh

PLU314

2

20

10

20

PLU208

  1.  

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm

PLU434

2

20

10

20

PLU212

  1.  

Pháp luật điều chỉnh Thương mại điện tử

PLU430

3

30

15

30

PLU212

  1.  

Pháp luật Hải quan

PLU404

2

20

10

20

PLU204

  1.  

Pháp luật về Thuế

PLU416

2

20

10

20

TMA301

  1.  

Kinh tế quốc tế

KTE308

3

30

15

30

KTE203

  1.  

Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại

PLU419

3

30

15

30

PLU308

  1.  

Đàm phán kinh tế quốc tế

KTE327

3

30

15

30

KTE308

  1.  

Quan hệ kinh tế quốc tế

KTE306

3

30

15

30

KTE203

  1.  

Quản trị học

QTR303

3

30

15

30

KTE201

  1.  

Nguyên lý kế toán

KET201

3

30

15

30

KTE201

  1.  

Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương

TMA304

3

30

15

30

TMA302

  1.  

Thanh toán quốc tế

TCH412

3

30

15

30

TMA302

7.2.5

Thực tập giữa khóa

PLU501

3

 

 

 

 

7.2.6

Học phần tốt nghiệp (chọn 1
trong 2)

PLU511

9

 

 

 

 

7.2.6.1

Tự chọn có điều kiện

 

9

 

 

 

 

 

Khóa luận tốt nghiệp

PLU521

9

 

 

 

 

7.2.6.2

Tự chọn

 

9

 

 

 

 

1

Học phần tốt nghiệp: chọn 1 trong 2 học phần:

+ Phương pháp và thực hành NCKH

+ Một trong các học phần thuộc kiến thức tự chọn chung

 

3

 

 

 

 

2

Thực tập tốt nghiệp

PLU511

6