TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT- CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TỪ NĂM HỌC 2011-2012

1010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT-
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TỪ NĂM HỌC 2011-2012

 

 Hiện nay tỷ lệ luật sư ở Việt Nam ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân,

trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546,
Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế,
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập
quốc tế. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực
đầu tư, kinh doanh, thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng
hải, bảo hiểm, thương mại quốc tế …) còn rất ít, chiếm tỷ lệ 1,2%, trong đó, chỉ khoảng
20 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư trong khu vực. Thời gian qua, phần lớn các
vụ tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật
sư nước ngoài làm đại diện, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình1.
Ý thức được thực tế trên, căn cứ vào cơ sở thế mạnh của một trường đại học uy tín
(thế mạnh về đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành, thế mạnh về đào tạo thương mại quốc tế,
thế mạnh về đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế), trường Đại học
Ngoại thương đã bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật từ năm 2008 trên cơ
sở tham khảo các chương trình đào tạo tương tự của các cơ sở đào tạo Luật (như Đại học
Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật- Đại học Quốc gia ).
Ngoài ra, việc xây dựng chương trình ngành Luật với chuyên ngành Pháp luật
Thương mại Quốc tế là một nội dung cơ bản trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ Thương mại
Đa biên Giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III). Theo dự án này, trường Đại học
Ngoại thương đã ký hợp đồng với các chuyên gia EU là các giảng viên dày dạn kinh
nghiệm đến từ các trường đại học danh tiếng của Hà Lan và Italia2 thiết kế chương trình
đào tạo trên cơ sở yêu cầu của nhà trường. Bản thảo đầu tiên của chương trình gồm 139
trang. Trong khuôn khổ của Dự án, vào tháng 6/2010 và tháng 10/2010, trường Đại học Ngoại thương đã lần lượt tổ chức hai Hội thảo quốc tế, có sự tham gia của các chuyên gia
EU cùng với các chuyên gia Việt Nam để hoàn thiện chương trình đào tạo này. Hai hội
thảo ghi nhận sự tham dự của khoảng 50 đại biểu là các chuyên gia trong nước đại diện
của các cơ quan chính phủ, các trường đại học có đào tạo về luật và kinh tế, các viện
nghiên cứu, và các luật sư đến từ các văn phòng luật danh tiếng tại Việt Nam3, đặc biệt
hội thảo tháng 10/2010 còn có sự tham dự của Vụ Giáo dục Đại học- Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Tại các hội thảo này, trường Đại học Ngoại thương đã tập hợp các ý kiến đánh giá,
trao đổi, thảo luận của các chuyên gia, các nhà khoa học lớn của Việt Nam trong lĩnh vực
pháp luật thương mại quốc tế, dựa trên đó, chuyên gia châu Âu đã sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện bản thảo chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo tổng thể cũng đã được Hội
đồng khoa học Trường thông qua vào ngày 08/04/2010.
Chương trình đào tạo ngành Luật đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua
ngày 5/7/2011 theo Quyết định số 2730/QĐ-BGDĐT. Trường Đại học Ngoại thương sẽ
chính thức tuyển sinh chương trình cử nhân Luật với hai chuyên ngành Luật Thương mại
Quốc tế và Luật Kinh doanh Quốc tế từ năm học 2011-2012. Với nội dung được xây
dựng công phu như trên, với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, trường Đại học
Ngoại thương sẽ góp phần xây dựng đội ngũ luật gia, luật sư giỏi về nghiệp vụ, giỏi về
ngoại ngữ, giỏi về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế như Đề án “Phát triển đội
ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” ngày
18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra.

 3 Khoa Luật ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật ĐH Kinh tế quốc

dân, Viện Nhà nước và Pháp luật, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Học viện tư pháp, Bộ Tư pháp, Bộ
Công thương, đại diện của Phòng Pháp chế VCCI và các luật sư đến từ các văn phòng luật sư lớn tại Hà Nội (Văn
phòng Luật Duane Morris, VP Luật Baker&McKenzie)

 1 Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng
7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
2 Giáo sư Peter van den Bossche, Đại học Maastricht- Hà Lan; và Giáo sư Giorgio Sacerdoti, Đại học Bocconi –
Italy